Hỏi: Vườn cà phê nhà tôi được trồng cách đây 2 năm, hiện tại cây có hiện tượng chậm phát triển, vàng lá từ từ và chết. Tôi có tiến hành đào gốc lên thì thấy những rễ nhỏ bị sung giống ung biếu. Như vậy là cây cà phê bị bệnh gì? Xin cho biết nguyên nhân và giải pháp phòng trừ hiệu quả.
( Nguyễn Thị Nhàn, xã An Lạc, Buôn Hồ, Đăk Lăk )
Trả lời: Qua mô tả về căn bệnh của vườn cây nhà chị Nhàn thì đây được xác định là bệnh tuyến trùng ký sinh gây hại bộ rễ cà phê.
Tuyến trùng ( Nematode ) từ lâu đã được xếp vào một trong những ngành khoa học riêng là ngành giun tròn (Nematology ). Điều này cho thấy sự quan trọng trong việc nghiên cứu và quản lý tuyến trùng đối với cây trồng nói chung và cây cà phê nói riêng đã được các nước gieo trồng cà phê trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ khá sớm. Tuyến trùng được phân bố khắp nơi trên thế giới và đã gây hại nhiều loài cây trồng khác nhau, điều này đã gây thiệt hại về kinh tế rất lớn, trong đó cà phê là cây trồng bị thiệt hại nghiêm trọng.
Tuyến trùng đã gây hại đến hầu hết những vùng trồng cà phê trên thế giới. Ở Việt Nam thì tuyến trùng gây hại được ghi nhận đầu tiên vào năm 1976 ( Phan Quốc Sủng ) trên các vườn cà phê chè ( catimor ) và đã gây hậu quả nghiêm trọng làm chết hàng loạt những diện tích trồng cà phê chè. Vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên bị thiệt hại do tuyến trùng được chú ý và quan tâm đầu tiên vào năm 1995. Hiện nay ở Việt Nam đã ghi nhận 30 loài tuyến trùng gây hại cho cây cà phê, ở vùng trồng cà phê ở Tây Nguyên chủ yếu có các loài tuyến trùng như Pratylenchus coffeae, Meloidogyne sp. và Radopholus sp.
Diện tích trồng cà phê hiện nay ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng mức độ nhiễm tuyến trùng rất nặng, sự hiện diện của tuyến trùng trong bộ rễ chiếm trên 85% số mẫu điều tra, thống kê cho thấy số lượng tuyến trùng trong rễ biến động theo từng vùng và từng tháng trong năm, mật độ tuyến trùng cao nhất 4000 tuyến trùng/5g rễ, trung bình trên 500 tuyến trùng/5g rễ, tuyến trùng này chủ yếu là Pratylenchus coffeae và Meloidogyne sp.
Xử lý tuyến trùng hại cà phê bằng ViFu-Super 5GR cần phải áp dụng tổng hợp các giải pháp trong đó việc sử dụng thuốc phòng trừ là thực sự cần thiết hiện nay. Các nhà khoa học khuyến cáo đối với loại bệnh tuyến trùng này, tốt nhất nên phòng từ đầu sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi thấy cây trồng có biểu hiện tuyến trùng gây hại.
Sản phẩm Vifu-Super 5GR có chứa 5% hoạt chất Carbosulfan thuộc nhóm Carbamate. Gồm có ba cơ chế tác động là lưu dẫn, xông hơi và vị độc sẽ gây tác động nhanh vào cơ thể của tuyến trùng làm cho nó bị ức chế và chết đi. Cách tốt nhất để phòng trừ hữu hiệu tuyến trùng nên xử lý Vifu-Super 5GR 2 lần/năm. Vào đầu và giữa mùa mưa. Vifu-Super 5GR là loại thuốc có ưu điểm là giá thành hợp lý hơn các sản phẩm cùng hoạt chất, có độ độc thấp hơn so với thuốc Furadan, ưu điểm khác của thuốc là tan chậm, không bị rửa trôi hoặc bị bay hơi nên hiệu lực kéo dài.
Bình luận
Powered by Facebook Comments