Trong một thời gian dài khi canh tác cây cà phê, hầu hết nông dân chỉ quan tâm làm thế nào để đạt năng xuất cao nhất chứ ít ai quan tâm đến sự bền vững của môi trường sinh thái dẫn đến nhiều vùng đất trở nên cằn cỗi.Các loài vi sinh vật và sâu bệnh hại trong đất gia tăng, từ đó không nhỏ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây cà phê. Để khắc phục tình trạng này giải pháp tôt nhất là bên cạnh việc bổ sung các chất đa lượng như Đạm – Lân – Kali. Hàng năm bà con nông dân cần phải bổ sung một lượng phân hữu cơ.Phân hữu cơ không những làm tăng độ mùn trong đất mà còn cải tạo hệ vi sinh vật có lợi cho đất.
Việc canh tác thiếu bền vững không những dẫn đến hệ sinh vật có lợi cho đất ngày càng ít đi mà các triệu chứng thiếu chu vi lượng cũng xuất hiện ngày càng nhiều trên cây cà phê. Các triệu chứng này đều thể hiện trên lá, như lá non bị mất màu xanh và biến dạng, các đốt đầu ngọn cành, ngọn thân cà phê ngắn lại, lá chuyển vàng bị mất màu xanh hay bị cháy, rụng quả hàng loạt …
Để khắc phục sự thiếu các chất trung vi lượng, hiện nay trong các loại phân bón nhà sản xuất đã đưa thêm các chất chu vi lượng như canxi, magie, silic Bo nhằm giúp cây cân đối giữa các chất dinh dưỡng ổn định năng xuất. Đặc biệt trong đó vi chất Bo rất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào và quá trình thụ phấn của cây, giúp sự hình thành và phân hóa mầm hoa tăng cường sức sống thụ phấn, tăng tỉ lệ đậu chặt giúp giảm rụng hoa và trái non.
Video chuyên đề “Vai trò các chất trung vi lượng đối với cây cà phê”
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì trong giai đoạn ra hoa và phát triển của quả, hàm lượng tinh bột và chất dinh dưỡng trong lá càng giảm thấp và điều này kèm theo hiện tượng rụng quả do thiếu hụt dinh dưỡng, bên cạnh đó việc bón phân thiếu cân đối, thiếu các chất vi lượng cũng làm cho cây cà phê xuất hiện hiện tượng rụng quả hàng loạt.
Để giúp bà con khắc phục tình trạng này các đơn vị sản xuất và nghiên cứu đã đưa thêm thành phần trung vi lượng vào phân hỗn hợp N-P-K. Nhằm giúp cây cà phê bổ sung và cân đối kịp thời các chất dinh dưỡng trong các giai đoạn phát triển. Đem thử như N-P-K (16-8-16-13S + Bo + TE) với việc bổ sung thêm chất vi lượng bo. Phân bón N-P-K (16-8-16-13S + Bo + TE) không những giúp bộ lá cây cà phê xanh, kích thích quang hợp mà còn khắc phục được tình trạng rụng quả non trên cây cà phê.
Như chúng ta đã biết trong một năm cây cà phê cần được bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón ít nhất 4 đợt : 1 đợt vào mùa khô và 3 đợt vào mùa mưa. Sau khi chống rụng trái thành công vào giai đoạn cuối mùa mưa cây cà phê cần tích lũy dinh dưỡng để nuôi trái, cành dự trữ trong mùa sau. Tuy nhiên 6 tháng mùa mưa cây cà phê thường gặp các yêu tố gây hại trong đất nên cần bổ sung các chất giải độc và bổ sung vi chất nuôi trái. Trong giai đoạn này ngoài việc cân đối các chất đa lượng bà con cần bổ sung các chất chu vi lượng như Magie, Silic. Bởi ô xít Magie kích thích hoạt động của nhiều enzim là thành phần của dược độc tố nên Magie đóng vai trò quan trọng trong việc đồng hóa cacbonic và tổng hợp protein. Magie giúp cây tăng trưởng nhanh đẻ nhánh mạnh hạn chế bệnh do nấm. Do Magie giúp cây hút được nhiều Lân và các dưỡng chất khác. Silic hạn chế hấp thu hơi nước không cần thiết qua lớp biểu bì bảo vệ cây đối với sự xâm nhập nấm bệnh, sâu, rầy, tăng khả năng quang hợp tăng hiệp lực sử dụng phân đạm tạo phối hợp Fe. Al và Mn thành những hợp chất khó tan làm hạn chế hút các chất này vào trong cây, giúp cây tránh được tình trạng ngộ độc Fe, Al và Mn quá cao do đất chua phèn, giúp bộ rễ phát triển mạnh giảm hiện tượng cháy lá, vàng lá do dư phèn.
Trong những năm gần đây do sự canh tác thiếu cân đối, địa hình dốc nên nhiều vùng đất ở Tây Nguyên bị rửa trôi bạc màu, cằn cỗi và chua hóa. Nhiều vườn cà phê bị già cỗi nhanh và bị sâu bệnh hại tấn công vì vậy các doanh nghiệp phối hợp với các nhà khoa học nghiên cứu và đưa thành phần ô xít Magie, ô xít Silic và các loại phân bón phức hợp như NPK 16-7-17-13S + MgO + SiO2 + TE là một giải pháp quan trọng góp paahnf giúp cây cà phê phát triển bền vững và trên thực tế qua khảo nghiệm cũng như phát triển rộng rãi trên nhiều vườn cà phê Tây Nguyên đã khẳng định điều này.
Như vậy bà con nông dân nếu bổ sung dinh dưỡng cho cây cà phê vào mùa mưa bằng phân NPK 16-8-16- 13S + Bo + TE hoặc NPK 16-7-17-13S + MgO + SiO2+ TE. Cần lưu ý sau:
Bón từ 1.900- 2.700kg/ha/năm chia làm 3 lần bón :
- Đầu mùa mưa : Bón từ 500-700 kg/ha
- Giữa mùa mưa : Bón từ 700-1.000kg/ha
- Cuối mùa mưa : Bón từ 700- 1.000 kg/ ha
Bình luận
Powered by Facebook Comments