Hiện nay phần lớn diện tích cà phê khi thực hiện tái canh thường rất khó thành công. Thông thường 2 năm đầu cây phát triển rất tốt, nhưng khi bước sang năm thứ 3 thì cây cà phê thường có dấu hiệu chuyển sang vàng lá, rụng lá, thậm chí còn dẫn đến chết cây. Nguyên nhân chủ yếu là dịch bệnh hại rễ cây cà phê, bà con nông dân lo lắng nhất là tuyến trùng hại rễ. Mặc dù người nông dân đã áp dụng rất nhiều biện pháp về giống kỹ thuật canh tác và thuốc hóa học bảo vệ cây trồng. Tuy nhiên dù đã dùng thuốc này để xử lý nhưng người nông dân cũng chưa kiểm soát được tuyến trùng hoàn toàn. Do vậy dù chỉ còn sống sót một số ít thì tuyến trùng sinh sản rất nhanh với vòng đời từ 25- 30 ngày sẽ tạo ra mật độ dày đặc trong đất và tiếp tục gây hại cho cây cà phê.
Biểu hiện tuyến trùng trên cây cà phê
Theo các nhà khoa học các loại tuyến trùng thuộc nhóm nội kính sinh di động trong rễ cây không tạo u sưng. Bệnh xuất hiện trên vườn cà phê kinh doanh lẫn kiến thiết cơ bản. Hệ thống rễ tơi bị thối và chết dần từ phần chốt rễ làm cây không hút được nước và dinh dưỡng, héo dần rồi chết.
Trên cà phê kinh doanh do có hệ thống rễ nhiều nên cây có biểu hiện vàng lá và chết chậm hơn so với cây còn nhỏ thời kỳ kiến thiết cơ bản. Khi rễ cà phê bị bệnh biến vàng sau chuyển sang mầu nâu một bên bị thối mồi vài vết trên lá ngả màu sau đó chuyển sang vàng rõ, cây lùn còi cọc một sỗ nhánh non bị mất, các đoạn thân bị ức chế sinh trưởng mạnh có thể dẫn tới chết cây. Năng xuất bị ảnh hưởng phụ thuộc vào tuyến trùng trong dất và bộ rễ bị tổn thương.
Tuyến trùng có 3 nhóm chính là :
- Tuyến trùng gây bệnh huyết sưng.
- Tuyến trùng gây bệnh huyết thương.
- Tuyến trùng gây bệnh lở loét thối rễ.
Tuyến trùng di chuyển giữa các tế bào và tạo ra vết thương là điều kiện thuận lợi cho các loài vi sinh vật gây bệnh ở trong đât xâm chiếm. Ngoài ra trong đất còn có các loài gây bệnh khác vì thế nông dân rất khó xác định bệnh do tuyến trùng nấm, dinh dưỡng hay do đối tượng gây hại khác.
Cách trị tuyến trùng trên cây cà phê
Khi vườn cà phê có dấu hiệu tuyến trùng tấn công thì sử dụng 3 loại thuốc sau đây:
- Dùng thuốc đổ gốc Tervigo 020SC với nồng độ 3-5ml pha trong 3-5 lít nước tưới trên hố, lần thứ nhất cách lần thứ 2 khoảng 30 ngày
- Sử dụng Til asia supper 450EC để phun trên cây, pha 9 lit/1 bình 16 lít hoặc 1 chai pha vào 1 phuy 200 lít nước ( 400 – 480 lít/ha ) phun lặp lại sau 7 ngày
- Sử dụng Anvil 5SC để phun trên cây, ( 0,08-0,3% hay 1ml-3ml/lít nước)
Video chuyên mục Tuyến trùng gây hại trên cây cà phê
Cách phòng tuyến trùng trên cây cà phê
Để phòng trừ tuyến trùng gây hại cà phê là bài toán khó, bởi vì nhóm tuyến trùng nội ký sinh di động gây hại bộ rễ cây trồng có sỗ lượng nhiều, khả năng gây hại lớn trên các loại cây trồng chính. Xong việc tiến hành các biện pháp phòng trừ cũng gặp rất nhiều khó khăn và khá phức tạp bởi bản năng tự vệ và lẩn trốn của tuyến trùng cao. Dùng biện pháp canh tác là chủ yếu, luân canh với cây trồng khác, trồng xen canh dùng cây sống, cành giống sạch bệnh. Xử dụng biện pháp luân canh 2->3 năm kết hợp với các biện pháp hóa học, canh tác sinh học trước khi trồng lại cà phê. Bón Phân chuồng với lượng 20 mét khối trên 1 hecta, 2 năm bón 1 lần có thể hạn chế bệnh thối rễ, vàng lá trên cà phê vối. Ngoài ra dùng giống cà phê có khả năng chống chịu tuyến trùng gây hại, sủ dụng giống sạch bệnh, dùng đất vườn ươm không nhiễm tuyến trùng.
Việc nâng cao năng xuất cà phê do nhiều yếu tố mang lại, ngoài biện pháp canh tác dinh dưỡng thì biện pháp bảo vệ thức vật cũng rất quan trọng , sẽ tác động trực tiếp nên năng xuát cà phê. Trước mắt cần ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, nước tưới, bón phân và thuốc bảo về thực vật. Kế đến là phải liên kết nông dân và tổ chức lại sản xuất đặc biệt cần áp dụng các giải pháp canh tác cà phê mới để giảm chi phí nâng cao năng xuất cây trồng.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Hãy ghé thăm website thường xuyên để cập nhật những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê cũng như một số cây trồng khác.
Bình luận
Powered by Facebook Comments