Hướng dẫn bà con kỹ thuật tưới nước cho cây cà phê
Tác dụng của tưới nước
Ở những vùng trồng cà phê có mùa khô hạn kéo dài trên 3-4 tháng thì tưới nước mang ý nghĩa quyết định đến sinh trưởng và năng suất cà phê. Tưới nước có tác dụng duy trì sinh trưởng của cây cà phê, đồng thời là điều kiện để cây ra hoa. Sau một thời kỳ khô hạn để phân hoá mầm hoa, cây được tưới nước đủ sẽ ra hoa rất tập trung. Giai đoạn nở hoa cây cần một lượng nước lớn hơn nhiều so với các giai đoạn khác vì lúc này quá trình hô hấp xảy rarất mạnh. Ở giai đoạn này nếu thiếu nước kèm nhiệt độ không khí cao, ẩmđộ không khí thấp, hoa cà phê chè phát triển bất bình thường thành hoa sao,không thụ phấn được. Cũng có khi hoa đã nhú mỏ sẻ nhưng bị thiếu nước sẽchuyển thành hoa chanh màu tím nhạt rồi khô rụng. Thiếu nước trầm trọng trong giai đoạn này có thể đưa các cành mang hoa khô, chết cành.
Nguyên tắc tưới nước
- Tưới đúng lúc: Tưới muộn quá cây bị suy kiệt rụng lá, khô cành nhưng nếu tưới sớm quá khi cây chưa phân hoá mầm hoa đầy đủ sẽ làm hoa nở lai rai, không tập trung gây trở ngại cho thu hoạch. Bên cạnh đó còn lãng phí chi phí đầu tư cho tưới nước.
- Tưới đủ nước: để hoa nở tốt, nếu tưới thiếu sẽ dẫn đến tình trạnghoa chanh, chết cành.
Kỹ thuật tưới nước
- Tưới gốc: có lợi điểm là trang thiết bị rẻ tiền, tổn thất nước ít, íttốn nhiên liệu, chi phí thưới thấp. Áp dụng kỹ thuật tưới gốc cần vét sửa tạo bồn chung quanh gốc hàng năm để thuận tiện tưới. Kỹ thuật này có nhược điểm là tốn công lao động và vận hành nặng nhọc. Đây là kỹ thuật đang được áp dụng phổ biến nhất trong sản xuất cà phê ở Việt Nam.
- Tưới phun mưa (tưới béc): có ưu điểm là tạo đước điều kiện tiểu khí hậu mátmẻ trong vườn cây phù hợp với yêu cầu sinh lý của cây cà phê, thao tác vận hành dễ dàng, ít tốn công lao động. Trở ngại của kỹ thuật này là trang thiết bị đắt tiền, tổn thất nước khá lớn nhất là đối với các lô cà phê kiến thiết cơ bản và khi có gió lớn, tiêu tốn nhiên liệu lớn do đòi hỏi vòi phun phaỉu có áp suất đủ mạnh để phun. Các nông trường có diện tích cà phê lớn thường áp dụng kỹ thuật này. Ở một số nông hộ do thiếu công lao động, người ta cũng đã dùng kỹ thuật tưới phun mưa được cải tiến cho phù hợp với quy mô nông hộ. Một động cơ có công suất từ 15 mã lực có thể làm quay 2 cây mưa, phun
trong 5 giờ thì bảo đảm độ ẩm đất cho diện tích .Tuy vậy tưới phun mưa theo kiểu nông hộ cần chú ý tưới dặm ở các vùng cây mưa phun sót.
Định lượng nước tưới và chu kỳ tưới
Tùy điều kiện khí hậu từng vùng để xác định chế độ tưới thích hợp. Nhiều vùng trồng cà phê chè ở nước ta có điều kiện khí hậu ôn hoà, mùa khô không kéo dài khắc nghiệt chỉ cần tưới ít thậm chí vài năm không cần tưới.
Nhiều vùng khác, đặc biệt ở Tây nguyên thường tưới từ 3-4 lần trong mùa khô. Kết quả mới nhất về xác định lượng nước tưới cho cà phê vối trồng trên đất bazan cho thấy lượng nước tưới hợp lý nhất có thể đảm bảo sinh trưởng cà phê vối (trồng cây giống ghép) vào thời kỳ kiến thiết cơ bản và kinh doanh là:
- Năm 2 KTCB: 240 lít/gốc, 22-24 ngày /lần.
- Năm 1 (trồng mới) : 120lít/gốc, chu kỳ 22 ngày 1 lần.
- Năm 3 (thu bói 2,5 tấn nhân/ha): 320 lít/gốc, 22-24 ngày/lần.
- Thời kỳ kinh doanh 450-500 lít/gốc, 25-30 ngày/lần, riêng đợt đầu tưới nhiều hơn: 600 lít/gốc.
Một thí nghiệm tưới khác thực hiện trên cà phê vối kinh doanh trồng cây thực sinh trồng trong điều kiện có đai rừng chắn gió tốt, cà phê có năng suất bình quân 3,5- 4 tấn nhân/ha. Kết quả cho thấy lượng nước từ 390 – 520 lít/gốc với chu kỳ 25-27 ngày/lần tuỳ theo ẩm độ đất đã có thể đảm bảo sự ra hoa, đậu quả của cây cà phê và không làm giảm năng suất một cách có ý nghĩa so với các lượng nước cao hơn.
Ảnh hưởng các lượng nước tưới đến năng suất cà phê
Bình luận
Powered by Facebook Comments