Anh Trịnh Văn Ba, ở địa chỉ khối 11, thị trấn Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đak Lak sau thời gian dài vất vả tìm tòi và nghiên cứu đủ mọi cách để ngăn chặn bệnh chết nhanh chết chậm ở cây tiêu. Bây giờ anh có thể tự đánh giá mình đã có thành công nhất định, anh chia sẻ một số kinh nghiệm ngăn chặn bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu như sau:
Chào các bạn,
Ai trồng tiêu cũng có nhiều nỗi lo, mối quan tâm lớn nhất là phòng và trị bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu
Với tôi sau gần 20 năm trồng tiêu và cũng đã trãi qua nhiều khó khăn, tôi muốn chia sẻ chút ít kinh nghiệm mình tích lũy được về phòng bệnh chết nhanh chết chậm cho cây hồ tiêu ở vườn nhà để bà con tham khảo, gồm những điểm sau
Vườn phải có hệ thống thoát nước nhanh
Theo kinh nghiệm của tôi, việc thoát nước nhanh trong vườn tiêu quyết định tới 90 % thành công của việc trồng và chăm sóc
- Mỗi hàng tiêu cần có 1 rãng thoát nước
- Bồn tiêu phải làm cao, trong tháng 8 âm lịch vun, lấp lại để cao hơn mặt luống. Thoát nước nhanh cho vườn tiêu là biển pháp chủ yếu, đảm bảo an toàn cho hồ tiêu trong thời gian mưa dầm kéo dài, các vấn đề khác chỉ là thứ yếu.
Chú ý tuyệt đối không để gốc tiêu ẩm thấp trong mùa mưa.
Sử dụng nấm Tricho
Mỗi năm bổ sung 3 lần, lần 1 vào đầu mùa mưa, lần 2 vào giữa tháng 8 âm, lần 3 vào cuối mùa mưa.
Tạo môi trường thuận lợi cho nấm Tricho định cư lâu dài, bằng cách không cắt cao tán tiêu mà để kín gốc trụ (đây là nơi trú ngụ của nấm Tricho) không quét dọn hoặc đốt lá hồ tiêu rụng mà vun vào gốc hoặc trên mặt luống (làm chất dinh dưỡng cho nấm tricho..) không dùng các loại thuốc trị nấm (nếu sử dụng nấm tricho), giữ đều ẩm độ trong vườn cho tricho.. sống và phát triển.
Sử dụng các loại thuốc sâu rầy
Sau thời gian thu hoạch, dùng Agri-fos 400 (tăng khả năng kháng nấm bệnh) và Amitage (lưu dẫn tiếp xúc) để phòng trừ bệnh tuyến trùng và các loại rầy và sâu bọ khác chú ý pha riêng xịt chung
Khi làm rãnh xung quanh tán lá để bón phân, vẫn dùng loại trên để xịt gốc rãnh và cành lá trên trụ, phơi rãnh từ 10 – 20 ngày mới tiến hành bón phân và lấp rãnh.
Cuối tháng 8 đầu tháng 9 âm dùng 2 loại thuốc này xịt thêm lần nữa. Giữa tháng 9 và tháng 10 âm thời điểm mưa dầm kéo dài, thường xuyên kiểm tra, khi phát hiện có mùi thối của rễ tiêu thì phải sử dụng tiếp 2 loại thuốc trên cộng thêm thuốc giâm chiết cành tưới gốc đồng thời xịt lên lá, cành 1 tuần 1 lần, làm 2 đến 3 lần.
Cách bón phân
Chú ý các điểm sau
- Không bón lượng phân hóa học nhiều trong một lần.
- Không bón khi rãnh quanh tán lá ở gốc mới cuốc xong.
- không bón phân ở thời gian mưa dầm kéo dài trong năm.
- Không bón bất cứ loại phân nào khi tiêu đang có hiện tượng bị bệnh
- Khoảng giữa tháng 8 âm lịch bón tăng tỷ lệ P và K.
- Không dùng dao, kéo, cuốc và dụng cụ kim loại trong vườn hồ tiêu vào thời gian có mưa dầm, ngoại trừ trường hợp vét rãnh thoát nước.
Theo giatieu
Trên đây là một số kinh nghiệm ngăn chặn bệnh chết nhanh chết chậm của Anh Trịnh Văn Ba, ở địa chỉ khối 11, thị trấn Ea K’Nốp, huyện Ea Kar, tỉnh Đak Lak.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồ tiêu >>
Bình luận
Powered by Facebook Comments