Khí hậu Tây Nguyên phân ra 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa khô thường bắt đầu vào tháng 11 và kéo dài đến tháng 4 năm sau. Trong điều kiện khí hậu của Tây Nguyên sau khi trải qua thời gian khô hạn các chồi ngủ đã được phân hóa thành các chồi hoa. Nếu được tưới nước đầy đủ các mầm hoa phát triển rất nhanh và chỉ sau 6-8 ngày là hoa nở. Để được điều đó cần tưới nước cho cây đầy đủ và kịp thời.
Tuy nhiên cho mùa mưa năm 2014 kết thúc sớm vào cuối tháng 10 đầu tháng 11 lượng mua không đạt so với trung bình nhiều năm khiếm mùa khô năm 2015 kéo dài hơn so với mọi năm. Và theo dự báo của trung tâm khí tượng thủy văn Daklak không chỉ mùa mưa đến muộn mà mùa mưa năm nay cũng sụt giảm mạnh hơn so với mọi năm.
Nhận thức được tầm quan trọng của nước tưới đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây cà phê cũng như quyết định đến năng xuất cuối vụ. Nhiều người trồng cây cà phê ở Daklak rất quan tâm đén việc tưới nước cho cây cà phê, thậm chí sử dụng nước quá nhiều so với nhu cầu nước của cây, gây lãng phí nghiêm trọng.
Bên cạnh sử dụng nước không hợp lý, người dân còn tự khai thác nước bừa bãi, phát triển mạnh diện tích cây công nghiệp … Cũng là những nguyên nhân khiến mực nước ngầm suy giảm nghiêm trọng, do đó việc quản lý nước tưới không chỉ đơn giảm nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu về nước của cây cà phê mà nó còn tránh việc tưới quá nhiều gây ra tình trạng giữ nước.
Đồng thời việc bổ sung nước tưới không nên duy trì ở một mức làm hạn chế độ ăn sâu của rễ trong những gia đoạn dầu phát triển của cây. Nếu tình trạng thiếu ẩm trong đất không sảy ra, rễ sẽ tập trung hoàn toàn ở lớp mặt cạn của đất. Vì vậy lượng nước tưới cần thay đổi tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây .
Video chuyên đề: “Giải pháp tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê”
Theo các nhà khoa học thuộc Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên hiện nay biện pháp tưới tiết kiệm do các nhà Khoa Học của Viện Nghiên cứu dựa trên một kỹ thuật được cải tiến tưới nhỏ giọt của nước ngoài và kế thừa công nghiệp của tiết kiệm cho cây ăn trái của Vùng Đông Nam Bộ.
Ưu điểm của kỹ thuật này là tiết kiệm được toàn bộ công lao động kéo ống, cầm ống, cào lá và bón phân. Đây là kỹ thuật tưới khá tiết kiệm và phù hợp với địa hình, khí hậu, điều kiện nguồn nước và tập quán canh tác của bà con nông dân trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên.
Không chỉ đơn giản dễ lắp đặt, sử dụng hoàn toàn các nguyên vật liệu phổ thông trong nước với gia rẻ hơn một nửa với hệ thống của nước ngoài mà kỹ thuật tưới nước do Viện nghiên cứu còn có hiệu xuất sử dụng rất cao, hạn chế sự tổn thất mất nước do bốc hơi vì tiêu phân ngắn cường đọ phun mưa vào diện tích khoảng không gian làm ướt. Có thể được điều chỉnh phù hợp với sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng. Không tạo nên dòng chảy mặt đất, không phá vỡ cấu tượng đất do tia phun hạt nhỏ, do toàn bộ hệ thống đường ống đặt ngầm được thức hiện theo từng cơ sỏ nên thuận tiện cho việc chăm sóc và canh tác cây cà phê. Nên dễ dàng tự động hóa toàn phần hệ thống tưới, tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng xuất tưới.
Tùy theo nhu cầu sử dụng nước mà người quản lý hệ thống điều chỉnh nhu lượng, áp lực thông qua van khống chế tạo ở đầu các đường ống. Nước có áp lực chuyển động trong các đường ống đến thiết bị tưới để cung cấp cho cây trồng. Thiết bị tưới phun mưa khi có dòng nước áp lực đi đến đập vào mặt chắn hay cánh quay sẽ phân xé dòng nước phun ra không khí ở dạng các hạt mưa nhỏ.
Hệ thống tưới tiết kiệm không đòi hỏi phải sử dụng nguồn nước sạch khắt khe như tưới nhỏ giọt, hay tưới theo tầng đất và có thể điều chỉnh lượng nước ở mức ra cao lên đến 120 ml cho 1h. Tức là lần tươi đầu chỉ cần tưới tối đa 4- 5h để tưới đủ lượng nước cho cây cà phê ra hoa hiệu quả và tập trung.
Phương pháp tưới tiết kiệm nước không chỉ chủ đông cho nước cho cây cà phê mà còn có thế bón phân vào nước cho phép cung cấp dinh dưỡng cho cây một cách chính xác và đủ nước cho những nơi đất ẩm ướt và tập trung nhiều rễ nhất. Đồng thời chủ động thời điểm bón phân mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết.
Việc bón phân qua hệ thống tưới nước tiết kiệm đã làm tăng hiệu lực sử dụng phân bón. Giảm thất thoát phân, giảm suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Như vậy hệ thống tưới tiết kiệm hoạt động theo nguyên tắc, nước được máy bơm đẩy lên từ một nguồn nước cố định như giếng, ao hồ. Sau khi hút phân đã hòa tan trong bể chứa phân nước sẽ đi theo nguồn nước đến từng cây. Ở mỗi cây sẽ có 1 vòi phun và vòi béc ở đầu để có thể phân tán lượng nước đều quanh gốc. Bộ cấp phân tự động gọn nhẹ để có thể tháo lắp tự động. Ở 2 đầu có gắn phút để nối với đường ống dẫn nước, ngoài ra còn có van để có thể điều chỉnh nhu lượng phân cung cấp cho cây.
Việc bón phân qua hệ thống tưới nước tiết kiệm, giúp cung cấp phân bón kịp thời cho cây, đồng thời làm tăng hiệu xuất sử dụng phân bón cho cây trồng.
Theo các tài liệu nghiên cứu của Viện thì hệ thống tươi nước tiệt kiệm và bón phân theo nước cho cây cà phê, tiết kiệm hơn so với phương pháp tưới nước truyền thống, tiết kiệm từ 20 – 30 % lượng nước tưới và phân bón, tiết kiệm công lao động và điều quan trọng là chủ động được thời gian bón phân mà không phụ thuộc vào thời tiết. Với nhưng ưu điểm là giá thành lắp đặt rẻ hơn so với một số biện pháp tưới khác mà lại không kém nguồn nước chất lượng cao, không bị tắc ống do chất lượng phân … Nên hệ thống tưới tiết kiệm và bón phân theo nước đang là hình thức tiên tiến phù hợp với địa hình và khí hậu, chất lượng nước và chất lượng phân bón trên vùng đất Daklak.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết
Bình luận
Powered by Facebook Comments