Bệnh tiêu điên (bà con một số vùng còn gọi là tiêu xoăn,bệnh xoắn lùn,bệnh long khớp,bệnh khảm,bệnh tiêu cằn). Đây là bệnh rất phổ biến trên cây hồ tiêu, bệnh thường xuất hiện ở những vườn tiêu 1, 2 năm tuổi, vườn cắt ngọn để nhân giống. Thậm chí một số trường hợp hồ tiêu bước vào thời ký kinh doanh cũng bị nhiễm bệnh, gây thiệt hại kinh tế đến bà con nông dân.
Nguyên nhân gây ra bệnh tiêu điên:
Có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do mốt số nguyên nhân sau đây
- Do cây thiếu nước.
- Do bị nhiễm siêu vi khuẩn (vi rút)
- Do các loại côn trùng chích hút: rầy mềm, nhện đỏ
- Do đất canh tác không thông thoáng dẫn đến tình rạng thiếu oxy
- Do trồng lại trên đất bạc màu bị thoái hóa vì trước đây sử dụng thuốc hóa học không hợp lý
- Do cây thiếu dinh dưỡng hoặc mất cân bằng dinh dưỡng
Biểu của hiện bệnh tiêu điên:
- Để xác đinh được nguyên nhân gây ra bệnh, đầu tiên quan sát mặt lá dưới xem có xuất hiện nhện đỏ hay rầy mềm chích hút, màu sắc lá tiêu có triệu chứng thiếu phân hoặc thiếu nước không? (để ý trong mùa nắng hạn), nếu loại trừ được các nguyên nhân như trên thì tác nhân gây bệnh là do nhiễm vi rút
- Triệu chứng đầu tiên là phần ngọn hay các tược non mới ra (xuất hiện ở dây cắt ngọn) các lá non bị biến dạng, co nhỏ lại, nhăn nhúm, phiến là đầy các chấm hoặc vết màu vàng làm cho lá ngả vàng. Phần ngọn không phát triển được, dẫn đến cây sinh trưởng chậm.
- Vườn tiêu bị lan truyên vi rút bệnh do côn trùng chích hút như rệp sáp, tuyến trùng… gây lây lan. Cây khi đã bị nhiễm vi rút bệnh tiêu điên, rất dễ nhận ra bởi các triệu chứng đặc trưng như: Cây còi cọc, lá nhỏ, phiến lá dầy, nổi các vết khảm, nhọn, xuất hiện màu vàng xanh nhạt, mép lá cong dẫn đến đọt không phát triển được
- Đốt thân ngắn lại, lá nhỏ, vàng và xoắn lại, dây tiêu không vươn dài, ra hoa ít hơn, quả non bị lép, rất dễ rụng…
- Đối với cây bị hiện tượng xoăn lá thường thì bộ rễ rất ít hoặc không có rễ. Cần đề cập đến vấn đề rệp sáp,tuyến trùng,nguyên nhân này cũng là một nguyên nhân cộng hưởng. Chúng hút chất dinh dưỡng của cây làm cây chậm phát triển,còi cọc, bị nặng có thể làm cho cây vàng lá,tháo đốt và chết
Cách phòng trừ bệnh tiêu điên:
- Cần cân đối lại chế độ dinh dưỡng khi chăm sóc : tăng hàm lượng kẽm, sắt, đồng, magie, bo
- Nên dùng các chế phẩm sinh học bón lá cây có khả năng phục hồi nhanh nhất khị tiêu bị nhiễm bệnh do thiếu chất dinh dưỡng. (Đặc điểm cây hồ tiêu rễ ít nhưng tán lá nhiều, nên nếu bón phân dưới gốc thì không thể cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cần thiết, nên dùng phân bón cho tiêu qua lá, sử dụng phân bón lá cây có thể hấp thụ trực tiếp được chất dinh dưỡng, rất tốt cho cây hồ tiêu.)
- Thường xuyên quan sát vườn tiêu để phát hiện các dấu hiệu bệnh, các loại sâu bệnh kịp thời
- Luân phiên sử dụng các loại thuốc hóa học, không sử dụng một loại thuốc trong thời gian dài
- Cần phun thuốc đồng bộ trên diện tích canh tác tránh sự lây lan, phát tán sâu bệnh ra cả vùng.
- Cải tạo lại đất thông thoáng tơi xốp, vườn tiêu phải thoát được nước vào mùa mưa, tăng độ phì nhiêu nhằm tạo điều kiện trao đổi oxy với mặt đất.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Hãy thường xuyên ghé thăm website để cập nhật những thông tin kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu nhằm đạt hiệu quả và năng xuất.
Bình luận
Powered by Facebook Comments